Can thiệp quân sự phương Tây (1863-1865) Bakumatsu

Ảnh hưởng của người Mỹ, quan trọng trong thời gian đầu, mất dần từ sau năm 1861 vì cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (1861–1865) tiêu tốn mọi tài nguyên của nước Mỹ. Ảnh hưởng này bị thay thế mà không bị hủy bỏ bởi các nước Anh, Hà Lan và Pháp.

Hai người cầm đầu việc chống lại Mạc phủ là Chōshū và Satsuma. Vì họ dường như đã can dự trực tiếp vào cuộc tấn công các con tàu nước ngoài ở Shimonoseki trước đây, và sau này là vụ giết hại Richardson, và Mạc phủ cũng tuyên bố rằng không thể tự minh xoa dịu họ được, quân đồng minh quyết định tiến hành một cuộc viễn chinh quân sự trực tiếp.

Can thiệp Hoa Kỳ (tháng 7 năm 1863)

Tàu USS Wyoming chiến đấu ở eo biển Shimonoseki chống lại con tàu chiến hơi nước của Choshu,Daniel Webster (6 súng), thuyền hai buồm Lanrick (Kosei, 10 súng), và tàu hơi nước Lancefield (Koshin, 4 súng).
Bài chi tiết: Hải chiến Shimonoseki

Sáng ngày 16 tháng 7 năm 1863, với sự đồng ý của Công sứ Pruyn, với một phản ững rõ ràng với cuộc tấn công vào tàu Pembroke, tàu khu trục nhỏ USS Wyoming dưới sự chỉ huy của chính Đại tá Hải quân McDougal tiến vào eo biển và chạm trán trực diện với tàu chiến do Mỹ đóng nhưng có thủy thủ kém hơn của quân nổi dậy. Sau gần hai giờ chiến đấu trước khi rút lui, McDougal đã đánh chìm được một tàu lớn và đánh bị thương nặng hai chiếc khác, giết chết 40 người Nhật, trong khi chiếc Wyoming cũng chịu tổn thất không nhỏ với 14 thủy thủ chết và bị thương.

Can thiệp Pháp (tháng 8 năm 1863)

Bài chi tiết: Bắn phá Shimonoseki

Sau trận đánh của McDougal, hai tuần sau đó, một đội quân đổ bộ với hai tàu chiến, tàu Tancrède và Dupleix, cùng 250 người dưới sự chỉ huy của Đại tá Hải quân Benjamin Jaurès càn quét vào Shimonoseki và thiêu hủy một thị trấn nhỏ, cùng với ít nhất một ụ pháo.

Anh bắn phá Kagoshima (tháng 8 năm 1863)

Toàn cảnh cuộc oanh tạc Kagoshima của Hải quân Hoàng gia, 15 tháng 8 năm 1863. Le Monde Illustré.
Bài chi tiết: Bắn phá Kagoshima

Tháng 8 năm 1863, trận bắn phá Kagoshima nổ ra, để trả đũa cho Sự kiện Namamugi và việc giết hại thương nhân người Anh Richardson. Hải quân Hoàng gia Anh bắn phá thị trấn Kagoshima và tiêu diệt một vài chiếc tàu. Phiên bang Satsuma sau đó đàm phán và chịu bồi thường 25.000 Bảng, nhưng không trao người đã giết Richardson, để đổi lại một hiệp ước theo đó Anh sẽ cung cấp tàu chiến hơi nước cho Satsuma. Cuộc giao tranh này thực sự trở thành khởi đầu cho mối quan hệ giữa Satsuma và Anh, trở thành mối liên minh quan trọng trong chiến tranh Mậu Thìn sau đó. Ngay từ đầu, tỉnh Satsuma nói chung đã ủng hộ việc mở cửa và hiện đại hóa Nhật Bản. Mặc dù sự kiện Namamugi là một điều đáng tiếc, nó không phản ánh chính sách của Satsuma.

Đồng minh bắn phá Shimonoseki (tháng 9 năm 1864)

Bắn phá Shimonoseki, 1863–1864.
Bài chi tiết: Bắn phá Shimonoseki

Các nước phương Tây lên kế hoạch một cuộc trả đũa chống lại những người Nhật chống đối với cuộc bắn phá Shimonoseki. Cuộc can thiệp của đồng minh diễn ra vào tháng 9 năm 1864, với lực lượng hải quân của Anh Quốc, Hà Lan, PhápHoa Kỳ, chống lại đại danh hùng mạnh Mōri Takachika của lãnh địa Chōshū đóng tại Shimonoseki, Nhật Bản. Cuộc giao tranh này đe dọa kéo cả Hoa Kỳ, vốn đã kiệt quệ vì nội chiến, vào một cuộc chiến tranh ở bên ngoài.

Đưa quân đến Hyōgo (tháng 11 năm 1865)

Lính bộ binh Mạc phủ Nhật Bản (Osaka, 29 tháng 4 năm 1867). Jules Brunet vẽ.

Vì Mạc phủ đã chứng minh rằng mình không thể trả nổi chiến phí 3.000.000 USD theo yêu cầu của nước ngoài cho cuộc can thiệp ở Shimonoseki, các nước ngoài đồng ý giảm khoản tiền này xuống với điều kiện Thiên Hoàng phải phê chuẩn Hiệp ước Harris, hạ thuế nhập khẩu với đồng phục xuống 5%, và mở hải cảng Hyōgo (ngày nay là Kōbe) và Osaka cho thương nhân nước ngoài. Với mục đích làm gia tăng sức nặng của yêu cầu, một hạm đội bốn tàu của Anh Quốc, một tàu của Hà Lan, và ba tàu của Pháp được điều đến cảng Hyōgo tháng 11 năm 1865. Rất nhiều cuộc đột kích được quân đội nước ngoài tung ra cho đến khi Thiên hoàng chịu đồng ý thay đổi sự chống đối của mình với Hiệp ước, bằng cách chính thức cho phép Tướng quân lo liệu việc đàm phán với các cường quốc nước ngoài.[5]

Những cuộc giao tranh này giúp nhận ra rằng việc đối đầu trực diện với các nước phương Tây không phải là giải pháp cho nước Nhật. Khi Mạc phủ tiếp tục các nỗ lực hiện đại hóa, các đại danh phía Tây (đặc biệt là Satsuma và Chōshū) cũng tiếp tục nỗ lực hết mình hiện đại hóa để xây dựng một nước Nhật hùng cường và thiết lập một chính phủ hợp pháp dưới quyền lực của Thiên Hoàng.